Thành lập Cộng_hòa_Nhân_dân_Mông_Cổ

Bài chi tiết: Lịch sử Mông Cổ

Từ năm 1691 đến 1911, Ngoại Mông là vùng đất thuộc quyền cai trị của nhà Thanh. Vào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20, triều đình nhà Thanh bắt đầu thực hiện các chính sách mới nhằm hòa hợp hơn nữa với Ngoại Mông. Bức xúc trước viễn cảnh thuộc địa ở Nội Mông vào thế kỷ 19, giới quý tộc Mông Cổ đã quay sang Đế quốc Nga nhờ trợ giúp. Vào tháng 8 năm 1911, một đoàn đại biểu Mông Cổ đã đến Sankt-Peterburg và thu được một cam kết hỗ trợ có giới hạn. Khi họ trở về, Cách mạng Tân Hợi đã bắt đầu, và đến tháng 12 năm 1911, người Mông Cổ hạ bệ amban (trú tráp đại thần) của nhà Thanh tại Ikh Khuree (Khố Luân) và tuyên bố độc lập dưới sự lãnh đạo của Jebtsundamba Khutuktu thứ 8, người được bổ nhiệm làm Bogd Khan của Mông Cổ từ thời nhà Thanh. Các nỗ lực nhằm đưa Nội Mông vào tầm kiểm soát của nhà nước mới đã thất bại vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm cả sự yếu kém quân sự của người Mông Cổ ở Nội Mông để tự giành lấy độc lập, thiếu sự trợ giúp của Nga (do tại Nội Mông, Nga vướng vào các hiệp ước bí mật với Nhật Bản), và thiếu sự hỗ trợ của một bộ phận quý tộc Nội Mông và các tăng lữ cấp cao. Trong thỏa thuận Khiagt vào năm 1915, Trung Quốc, Nga và Mông Cổ đã nhất trí về tình trạng của Mông Cổ là tự trị dưới quyền thống trị của Trung Quốc.[2]

Một phần của loạt bài về
Lịch sử Mông Cổ
Thời kỳ tiền Mông Cổ
Hung Nô 209 TCN–155
Tiên Ti 93–234
Nhu Nhiên 330–555
Đột Quyết 552–744
Hồi Cốt 742–848
Kiên Côn 539–1219
Khiết Đan 916–1125
Thời kỳ trung đại
Mông Ngột Quốc 1120–1206
Đế quốc Mông Cổ 1206–1271
Nguyên 1271–1368
Bắc Nguyên 1368–1636
Thanh trị 1636/1691–1911
Thời hiện đại
Cách mạng Dân tộc 1911
Hãn quốc Bác Khắc Đa 1911–1924
Chiếm đóng 1919–1921
Cách mạng Nhân dân 1921
Cộng hòa Nhân dân 1924–1992
Cách mạng Dân chủ 1990
Mông Cổ hiện đại 1990–nay
Chủ đề Mông Cổ

Tuy nhiên, Trung Hoa Dân Quốc đã lợi dụng Cách mạng Tháng Mười và cuộc nội chiến sau đó để triển khai quân đội tại Ngoại Mông, và năm 1919 chính quyền Mông Cổ đã bị buộc phải ký một hiệp ước theo đó bãi bỏ quyền tự trị của Mông Cổ. Dưới sự chiếm đóng của Trung Quốc, Đảng Nhân dân Mông Cổ được thành lập và một lần nữa lại hướng về phía bắc, tức nước Nga Xô-viết để tìm kiếm sự giúp đỡ. Trong thời gian đó, quân Bạch vệ Nga do Roman von Ungern-Sternberg lãnh đạo đã chiếm Khuree và đầu tháng 3 năm 1921, và chính phủ thần quyền mới đã tuyên bố độc lập từ Trung Quốc vào ngày 13 tháng 3. Song Cách mạng Ngoại Mông vào năm 1921 đã nổ ra và Ungern và đám quân Trung Quốc còn lại bị đẩy lui sau vài tháng, và đến ngày 6 tháng 7 năm 1921, Đảng Nhân dân Mông Cổ và quân Liên Xô đã chiếm được Niislel Khuree. Đảng Nhân dân thành lập một chính phủ mới, song vẫn cho Bogd Khaan làm người đứng đầu trên danh nghĩa. Trong những năm tiếp theo, mặc dù có một số cuộc đấu tranh quyền lực song ảnh hưởng của Liên Xô luôn vững mạnh. Sau khi Bogd Khaan mất, Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ đã được tuyên bố thành lập vào ngày 26 tháng 11 năm 1924.